News

Cẩm nang mới: Công dân tham gia xây dựng pháp luật

Cẩm nang mới: Công dân tham gia xây dựng pháp luật
In: News
💡
Tác giả: Đặng Tâm Lưu
Đơn vị xuất bản: Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV)
Ngày phát hành: 24/01/2025

Vào ngày 1 tháng Một năm 2025, Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực tròn 11 năm. Việc đông đảo người dân tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong quá trình dự thảo, thẩm định và thông qua bản Hiến pháp này đã hình thành một góc nhìn mới của công chúng về quyền và khả năng tham gia của mình vào quy trình chính sách. Quả vậy, kể từ đó đến nay, công chúng đã tham gia tích cực hơn vào quá trình xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của họ. 

Ai đó cũng có thể nói rằng, việc xây dựng pháp luật chỉ dành cho các nhà hoạch định chính sách hay của các chuyên gia có nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Họ cũng có thể cho rằng, người dân bình thường không đủ trình độ hay thông tin để tham gia vào quy trình này. 

Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng người dân dù trẻ tuổi hay có trình độ học vấn và quan điểm chính trị như thế nào đều có quyền và có thể tham gia vào quá trình xây dựng luật pháp. Họ sẽ tham gia một cách sáng tạo và hiệu quả nếu các nhà hoạch định chính sách cũng như các tổ chức đại diện có khả năng lắng nghe và có trách nhiệm giải trình. 

Trên cơ sở đó, Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV) xây dựng cuốn tài liệu này để cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về quyền tham gia của người dân vào quy trình xây dựng luật pháp ở Việt Nam. Tài liệu đề cập đến một số nguyên tắc và kỹ năng mềm thường được áp dụng để huy động sự tham gia của công chúng trong quy trình này. Tài liệu cũng cung cấp một số ví dụ thể hiện sự thành công của công chúng khi tham gia góp ý kiến tới các nhà hoạch định chính sách. 

Theo quy định, Việt Nam có 16 loại văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong cuốn tài liệu này, LIV chỉ tập trung vào sự tham gia của người dân trong quy trình xây dựng hiến pháp, pháp luật của Quốc hội và nghị định của Chính phủ. Hay nói một cách ngắn gọn là tham gia vào quy trình xây dựng pháp luật.

Bên cạnh đó, LIV cũng cố gắng giới thiệu một số trường hợp tham gia xây dựng pháp luật dựa trên quan sát và tổng hợp của chúng tôi, mặc dù không thể tiếp cận thông tin từ các bên liên quan một cách đầy đủ nhất. Những trường hợp này thể hiện sự thành công của công chúng khi tham gia vào quá trình thảo luận và đóng góp ý kiến cho các bản dự thảo của Luật Tiếp cận Thông tin năm 2016 hay Bộ luật Lao động năm 2019. Thậm chí, công chúng đã kêu gọi Quốc hội hoãn thông qua Luật về Hội vào năm 2016.

Những ví dụ này cho thấy, công chúng không chỉ góp ý vào việc sửa đổi câu chữ trong các điều luật cụ thể mà còn có thể khuyến nghị để bổ sung hay bãi bỏ một điều luật, thậm chí không thông qua một văn bản luật chưa thực sự bảo vệ quyền và tự do của mình. 

LIV chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm nghiên cứu cuốn tài liệu này và mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện tài liệu trong tương lai. 

💡
Cơ sở Dữ liệu Lập pháp: LamLuat.LIV.NGO

Luật Khoa đang xây dựng một website chuyên lưu trữ thông tin lập pháp, tức là hồ sơ xây dựng các văn bản pháp luật. Chúng tôi dự tính đây sẽ là một dự án dài hơi và cần nhiều nỗ lực để hoàn thiện. Mời bạn tìm hiểu về dự án này tại đây: lamluat.liv.ngo.
More from Legal Initiatives for Vietnam
Let's Write to Trang
News

Let's Write to Trang

Phạm Đoan Trang, an award-winning journalist, author, and human rights advocate, remains unjustly imprisoned for her tireless efforts to fight
Great! You’ve successfully signed up.
Welcome back! You've successfully signed in.
You've successfully subscribed to Legal Initiatives for Vietnam.
Your link has expired.
Success! Check your email for magic link to sign-in.
Success! Your billing info has been updated.
Your billing was not updated.